Once the Blessed One dwelt at Vesali, in the Great Forest, at the Gabled House.
In the evening, after had arisen from his seclusion, he went to the sick room and sat down on a prepared seat. Being seated, he addressed the monks as follows:




Một thời Thế Tôn trú ở Vesali, tại rừng Đại Lâm, tại giảng đường của Ngôi nhà có Nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến gian phòng chữa bệnh; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

 

O monks, mindfully and clearly comprehending should a monk spend his time! This is my injunction to you!


Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác . Đây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

 

1 "And how, O monks, is a monk mindful? He dwells practicing body-contemplation on the body, ardent, clearly comprehending and mindful, having overcome covetousness and grief concerning the world. He dwells practicing feeling-contemplation on feelings, ardent, clearly comprehending and mindful, having overcome covetousness and grief concerning the world. He dwells practicing mind-contemplation on the mind, having overcome covetousness and grief concerning the world. He dwells practicing mind-object-contemplation on mind-objects, having overcome covetousness and grief concerning the world. So, monks, is a monk mindful.



Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

 

"And how, O monks, is a monk clearly comprehending? He applies clear comprehension in going forward and going back; in looking straight on and in looking elsewhere; in bending and in stretching (his limbs); in wearing the robes and carrying the alms bowl; in eating, drinking, chewing and savoring; in obeying the calls of nature; in walking, standing sitting, falling asleep waking, speaking and being silent — in all that he applies clear comprehension. So, monks, is a monk clearly comprehending.



Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

 

"If a monk is thus mindful and clearly comprehending, ardent, earnest and resolute, and a pleasant feeling arises in him, he knows: 'Now a pleasant feeling has arisen in me. It is conditioned, not unconditioned. Conditioned by what? Even by this sense-impression2 it is conditioned. And this sense-impression, indeed, is impermanent, compounded, dependently arisen. But if this pleasant feeling that has arisen is conditioned by a sense-impression which is impermanent, compounded, and dependently arisen, how could such a pleasant feeling be permanent?'



Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc thọ khởi lên. Vị ấy rõ biết như sau: "Lạc thọ này khởi lên nơi ta. Lạc thọ ấy khởi lên có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên xúc này. Nhưng xúc này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên xúc khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên, làm sao có thể thường trú được?".

 

In regard to both sense-impression and the pleasant feeling, he dwells contemplating impermanence, dwells contemplating evanescence, dwells contemplating detachment, dwells contemplating cessation, dwells contemplating relinquishment. And in him who thus dwells, the underlying tendency to lust in regard to sense-impressions and pleasant feeling vanishes.


Vị ấy trú, quán vô thường đối với xúc và lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với xúc và lạc thọ của vị ấy, nên tham tùy miên đối với xúc và lạc thọ bị đoạn diệt.

 

If a painful feeling arises in him, he knows: 'Now a painful feeling has arisen in me. It is conditioned, not unconditioned. Conditioned by what? Even by this sense-impression it is conditioned. And this sense-impression, indeed, is impermanent, compounded, dependently arisen. But if this painful feeling that has arisen is conditioned by a sense-impression which is impermanent, compounded and dependently arisen, how could such a painful feeling be permanent?'


Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khổ thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khổ thọ này khởi lên nơi ta. Khổ thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính xúc này. Nhưng xúc này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên xúc khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời khổ thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?".

 

In regard to both sense-impression and painful feeling, he dwells contemplating impermanence, dwells contemplating evanescence, dwells contemplating detachment, dwells contemplating cessation, dwells contemplating relinquishment. And in him who thus dwells, the underlying tendency to resistance in regard to sense-impression and painful feeling vanishes.


Vị ấy trú, quán vô thường đối với xúc và khổ thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với xúc và khổ thọ của vị ấy, nên sân tùy miên đối với xúc và khổ thọ được đoạn diệt.

 

If a neutral feeling arises in him, he knows: 'Now a neutral feeling has arisen in me. It is conditioned, not unconditioned. Conditioned by what? Even by this sense-impression it is conditioned. And this sense-impression, indeed, is impermanent, compounded, dependently arisen. But if this neutral feeling that has arisen is conditioned by a sense-impression, which is impermanent, compounded and dependently arisen, how could such a neutral feeling be permanent?'


Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: "Bất khổ bất lạc thọ này khởi lên nơi ta. Bất khổ bất lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính xúc này. Nhưng xúc này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên xúc khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, thời bất khổ bất lạc thọ được khởi lên làm sao sẽ thường trú được?"

 

In regard to both sense-impression and neutral feeling, he dwells contemplating impermanence, dwells contemplating evanescence, dwells contemplating detachment, dwells contemplating cessation, dwells contemplating relinquishment. And in him who thus dwells, the underlying tendency to ignorance in regard to sense-impression and neutral feeling vanishes.


Vị ấy trú, quán vô thường đối với xúc và bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với xúc và bất khổ bất lạc thọ của vị ấy, nên vô minh tùy miên đối với xúc và bất khổ bất lạc thọ được đoạn diệt.

 

(The concluding sections are identical with those in SN 36.7, from "If he experiences..." up to the end.)

 

Notes

1. This paragraph and the one following were omitted from the BPS Wheel edition. They are identical to the corresponding paragraphs in the preceding sutta (SN 36.7) and are included here for the sake of completeness. — JTB.

2. Sense-impression, or contact (phassa), is a mental factor and does not signify physical impingement.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Trang kế | trở về đầu trang | Home page |